Tranh sơn mài
Tranh sơn mài sử dụng các vật liệu màu truyền thống của nghề sơn như sơn then, sơn cánh gián làm chất kết dính, cùng các loại son, bạc thếp, vàng thếp, vỏ trai, v.v. vẽ trên nền vóc màu đen. Đầu thập niên 1930, những họa sĩ Việt Nam đầu tiên học tại trường Mỹ thuật Đông Dương đã tìm tòi phát hiện thêm các vật liệu màu khác như vỏ trứng, ốc, cật tre, v.v. và đặc biệt đưa kỹ thuật mài vào tạo nên kỹ thuật sơn mài độc đáo để sáng tác những bức tranh sơn mài thực sự. Thuật ngữ sơn mài và tranh sơn mài cũng xuất hiện từ đó. Tranh có thể được vẽ rồi mài nhiều lần tới khi đạt hiệu quả mà họa sĩ mong muốn. Sau cùng là đánh bóng tranh.
Người ta thường lưu ý rằng sơn mài có những điểm “ngược đời”: muốn lớp sơn vừa vẽ khô, tranh phải ủ trong tủ ủ kín gió và có độ ẩm cao. Muốn nhìn thấy tranh lại phải mài mòn đi mới thấy hình.
Hầu hết họa sĩ đồng ý rằng: kỹ thuật vẽ sơn mài khó và có tính ngẫu nhiên nên nhiều khi các họa sĩ dày dặn kinh nghiệm cũng bất ngờ trước một hiệu quả đạt được sau khi mài tranh.
Hiển thị tất cả 4 kết quả
-
Tranh gốm sơn mài nghệ thuật: Lao Chải SaPa Tươi Đẹp
Chiêm ngưỡng
(A Beautiful View of Lao Chai Sa Pa) -
Tranh sơn mài khảm trứng: Tình Khúc Ca Lênh Đênh
Chiêm ngưỡng
(Floating Love Song) -
Tranh sơn mài “Cúc Hoa Tâm Tựu Sắc”
Chiêm ngưỡng
(Lacquer Painting “Goodness Assembling Chrysanthemum’s Bright Heart”) -
Tranh trừu tượng “Ngũ Hổ Cường”
Chiêm ngưỡng
(Hidden Meaning Painting “Five Robust Tigers)