Lãnh đạo Nghệ thuật Long Dương khởi động kết nối, phát triển Hội Tụ Lan Toả Tinh Tế

LDA – Thăng Long, 10/5/2023, Lãnh đạo Nghệ Thuật Long Dương, Hoạ sĩ, Kiến trúc sư Nguyễn Mạnh Cường, PGS. TS. Ngô Tộ Nguyễn và các thành viên đã đi thăm, làm việc, kết nối, phát triển và lan toả những điều tốt đẹp với một số đơn vị nghệ thuật và một số hương nhân tại Thăng Long, Hà Nội. 

 

Đoàn đã làm việc với Tổng Giám đốc Gốm Chu Đậu tại địa chỉ số 38-40, Lê Thái Tổ, Hoàn Kiếm, Hà Nội, tại đây Hoạ sĩ, Kiến trúc sư Nguyễn Mạnh Cường, PGS. TS. Ngô Thiên Tộ và đoàn đã thăm trụ sở, gian hàng đồng thời trao đổi với Lãnh đạo Gốm Chu Đậu về phương hướng kết nối lan toả sản phẩm nghệ thuật tinh tế của Gốm Chu Đậu cùng Nghệ Thuật Long Dương theo 3 hình thức. Ông Nguyễn Hữu Thức, Tổng Giám đốc Gốm Chu Đậu đã giới thiệu phác thảo với đoàn về sản phẩm, cùng chia sẻ những ý tưởng tốt đẹp do anh em Nghệ Thuật Long Dương đề xuất, nêu những khó khăn, thuận lợi của nghệ thuật Gốm, đồng thời hứa Gốm Chu Đậu hỗ trợ mọi mặt cho Nghệ Thuật Long Dương theo 3 hình thức đã nêu của đoàn. Được biết Kiến trúc sư, Hoạ sĩ Nguyễn Mạnh Cường là người đã khởi thảo ra Logo ban đầu của Gốm Chu Đậu.

Kỹ sư Nguyễn Trung Khoa, Phó Giám đốc Phụ trách Kinh doanh Gốm Chu Đậu cùng tiếp đoàn qua môi trường mạng (ảnh chụp tại 38-40 Lê Thái Tổ, Hoàn Kiếm, Hà Nội)

 

Buổi chiều, Đoàn đã tới thăm và làm việc với đại diện đơn vị nhượng quyền mặt bằng tại Phố cổ Hà Nội, Thăng Long. Tại đây, bà Lại Thị Dung đã cùng Hoạ sĩ Nguyễn Mạnh Cường thống nhất kế hoạch triển khai thi công trụ sở chính của Nghệ Thuật Long Dương tại số 15, phố Hàng Phèn, Quận Hoàn Kiếm, TP. Hà Nội. Đoàn cũng nhất trí đề xuất để thời gian khai trương dự kiến trong thời gian sớm nhất, nhưng không quá ngày 5/6/2023. Người chọn ngày trợ giúp là bác chủ nhà, Phật tử Lại Thị Dung.

1 góc nhìn quang cảnh của Phố cổ Hàng Phèn, Thăng Long Hà Nội (Gần khu vực của Nghệ Thuật Long Dương)

 

Bún trộn, món ăn đường phố đặc sản tại Phố Cổ Thăng Long, Hà Nội (Gần khu vực của Nghệ Thuật Long Dương)

 

Bún đậu mắm tôm, món ăn đường phố đặc sản tại Phố Cổ Thăng Long, Hà Nội (Gần khu vực của Nghệ Thuật Long Dương)

 

Quán Trà Cà phê tại Phố Cổ Thăng Long, Hà Nội (Gần khu vực của Nghệ Thuật Long Dương), nơi có nhiều khách du lịch Tây qua lại

 

Bức tranh Phật và Kinh Phật tại 15 Hàng Phèn (Trụ sở Chính Nghệ Thuật Long Dương)

 

Bài viết nói về cụ Đặng Như Lan, người Làng Yên Đổ, Bình Lục, Hà Nam; ông ngoại của bà Lại Thị Dung, Số 15 phố Hàng Phèn, Hà Nội; cụ là người  Việt duy nhất không học tại trường lớp nghệ thuật đỉnh cao nhưng lại có tranh được treo tại Bảo tàng Quốc gia Pháp Louvre ngay từ khi còn sống (Lưu ý Bảo tàng Louvre chỉ treo tranh đỉnh cao của người đã khuất, và đây là trường hợp đặc biệt hãn hữu)

 

Tiếp đó, Đoàn đã tới thăm hỏi và chia sẻ với giáo sư. Đặng Cảnh Khanh và gia đình tại tư gia, giáo sư nguyên là Viện trưởng Viện Nghiên cứu Thanh niên, là Chủ tịch Hội đồng khoa học Quỹ Văn hiến Việt Nam, Viện trưởng Viện nghiên cứu truyền thống và phát triển, và Trưởng khoa Khoa Xã hội và Nhân văn của Đại học Thăng Long, ông là con trai cả của Giáo sư Vũ Khiêu, và được biết đến là một nhà nghiên cứu về xã hội học, xã hội học thanh niên và thanh niên học người Việt Nam. Ông cũng được đánh giá là một người tài hoa, ngoài sự nghiệp nghiên cứu ông còn chơi đàn piano, vẽ tranh, viết thư pháp, viết văn bia, câu đối. Các câu đối của ông viết hiện nay đã được khắc tại rất nhiều nơi như: đền Nam Hải thần vương (Đảo Hòn Dáu – Đồ Sơn – Hải Phòng), văn bia tại Đài tưởng niệm chiến thắng Đồng Xoài – Bình Phước… Qua chia sẻ Giáo sư Đặng Cảnh Khanh hoan nghênh những ý tưởng tốt đẹp của Ban lãnh đạo Nghệ Thuật Long Dương, đồng thời gợi ý một số hướng phát triển và sẵn sàng hỗ trợ Nghệ Thuật Long Dương ở nhiều vấn đề phù hợp. Đoàn cũng ăn tối với Giáo sư và Phu nhân, hội tụ lan toả những giá trị tốt đẹp.

Hoạ sĩ Nguyễn Mạnh Cường được Giáo sư Đặng Cảnh Khanh giới thiệu một số bức tranh và ý tưởng chiều sâu trong tranh vẽ

 

Buổi tối, Đoàn làm việc với PGS. TS. Đỗ Văn Trường, Phó Hiệu trưởng Trường Cao Đẳng Bách Khoa Hà Nội, chuyên ngành Cơ Điện Tử đề xuất ý tưởng hỗ trợ thực hiện hình ảnh Chú Tễu trong văn hoá dân gian, múa rối nước thực hiện các động tác tự động biểu tượng mang lại Khoẻ Vui Hạnh phúc cho tất cả.

Hoạ sĩ Nguyễn Mạnh Cường và PGS. TS. Đỗ Văn Trường kết nối, phát triển, thực hiện và lan toả ý tưởng “Chú Tễu tốt đẹp Khoẻ Vui Hạnh phúc cho tất cả”

 

Hy vọng một ngày không xa trong cuối tháng 5 và đầu tháng 6 này, Nghệ Thuật Long Dương sẽ ra mắt quý vị và các bạn, theo sứ mệnh và tầm nhìn “Hội Tụ Lan Toả Tinh Tế”, kết nối, phát triển và lan toả Nhân Văn Hoá tốt đẹp, vị Khoẻ Vui Hạnh phúc cho tất cả mọi người.

Một góc Nghệ Thuật Long Dương

 

Khởi thảo: Nguyễn Thiên Lương

Edit: Ngô Thiên Tộ

Poster: Nguyễn Mạnh Cường