Mô tả
Men lam: là men gốm được cộng thêm với gốc màu là ôxít côban, xuất hiện từ thế kỷ XIV, được sử dụng sớm nhất tại làng nghề Bát Tràng. Người thợ gốm Bát Tràng sử dụng kỹ thuật dùng bút lông làm công cụ vẽ men lam trên các sản phẩm gốm sứ.
Men lam không để trần như men nâu mà được phủ lớp men màu trắng bóng ở bên ngoài, có độ thủy tinh hóa cao sau khi nung. Men lam có nhiều sắc độ từ xanh chì đến xanh sẫm, xanh đen. Đặc điểm chung dễ nhận thấy của những bát, âu, lọ, chân đèn gốm hoa lam của Bát Tràng thế kỉ XIV – XV chính là lối vẽ phóng bút, dù là vẽ bất cứ thứ gì như phong cảnh, hoa dây lá hay vẽ rồng.
Chất men lam được coi là sự kết hợp tinh hoa giữa “linh hồn” của Đất và nét đẹp thanh cao của Gốm Bát Tràng, vừa sáng bóng vừa đều màu. Và cuối cùng, trải qua sự tôi luyện ở nhiệt độ 1200 – 1300 độ C trong lò nung cùng với quy trình kiểm định nghiêm ngặt sẽ quyết định hình dáng của sản phẩm còn nguyên vẹn như khi tạo hình trên bàn xoay.
(sưu tầm)
Mã sản phẩm: KHĐ-21