Nghệ thuật Long Dương, nhân duyên tiếp nối, trăn trở với Gốm Nhung Phù Lãng và khát vọng truyền lửa vang xa…

LDA – Thăng Long, 28/5/2023, Nghệ thuật Long Dương lược trích một số nội dung bài báo về một trong những tên tuổi trong Làng Gốm, Gốm Nhung, Phù Lãng. Ngày 20/1/2007, trên báo Người Lao Động viết “Ở tuổi 31, Vũ Hữu Nhung, người gầy dựng thương hiệu gốm Phù Lãng, là một trong những điển hình của lớp doanh nhân trẻ dám nghĩ dám làm”. Khát vọng và trải nghiệm từ các bậc đàn anh đi trước, Nghệ Thuật Long Dương xin trân trọng giới thiệu với Quí vị và các bạn bài viết về Gốm Nhung, Phù Lãng và nhân duyên, trăn trở với sứ mệnh và tầm nhìn Hội Tụ Lan Toả Tinh Tế, tiếp tục vươn xa mang theo những điều tốt đẹp được lan toả hơn của Kiến trúc sư, Hoạ sĩ Nguyễn Mạnh Cường và huynh đệ của anh…

 

“Ở Việt Nam, nói đến gốm người ta thường nghĩ đến Bát Tràng, sau đó mới đến Phù Lãng. So ra, số phận gốm Phù Lãng thăng trầm hơn và có thời tưởng chừng đã bị mai một. Nhưng đã có một nghệ nhân trẻ gầy dựng và làm sống lại gốm Phù Lãng. Tên của nghệ nhân và tên của làng gốm hợp thành một thương hiệu: Gốm Nhung Phù Lãng…

Sự ngợi ca và lịch sử: 

Học kinh nghiệm xứ người Phù Lãng nằm ở vùng Quế Võ, Bắc Ninh nổi tiếng với loại gốm sành men vàng. Năm 1990 trở về trước, làng gốm Phù Lãng có hơn 400 hộ dân làm nghề, giải quyết việc làm cho cả ngàn lao động trong làng và các làng ven. Thế nhưng, trước sự xuất hiện của những đồ dùng bằng nhựa, nhôm, inox… gốm Phù Lãng dần bị mai một. Sinh ra và lớn lên ở làng Phù Lãng, trong một gia đình có truyền thống làm gốm, ngay từ nhỏ Vũ Hữu Nhung tự mình có thể nhồi, nặn đất làm tiểu, chum, vại, ấm sắc thuốc… Tốt nghiệp phổ thông, Nhung thi vào Trường Đại học Mỹ thuật Công nghiệp chuyên ngành điêu khắc. Nhung là anh cả trong một gia đình nghèo, cha mất sớm, mẹ tần tảo nuôi 5 người con ăn học. Để có tiền học đại học, Nhung phải làm mọi việc từ thiết kế mẫu cho các công ty quảng cáo đến trang trí hội chợ. Đầu năm 1998, trong dịp về quê, chứng kiến cảnh những chum, vại, ấm sắc thuốc Phù Lãng bị ế chợ, làng nghề đã vắng dần người làm gốm, Vũ Hữu Nhung chạnh lòng và nuôi ý định vực dậy làng nghề và gầy dựng thương hiệu gốm Phù Lãng. Năm 1999, sau khi tốt nghiệp, Vũ Hữu Nhung không trở về làng ngay mà tìm đến làng gốm Bát Tràng làm thuê, cốt để học hỏi kinh nghiệm, “cứu sống” cho làng. Hơn 6 tháng làm thuê, năm 2000, Nhung trở về làng thực hiện dự định của mình bằng một cơ sở nhỏ. Nhưng những sản phẩm đầu tiên của anh chưa thu hút được khách hàng. Anh tâm sự: “Có lần, một Việt kiều Úc đặt lô hàng bình, lọ mang về nước. Thế nhưng, lô hàng với 100 sản phẩm làm ra chưa đạt độ tinh xảo nên bị khách từ chối. Lúc đó, tôi buồn vô cùng. Nhưng tôi không nản, quyết tâm làm lại từ đầu”. Từ thất bại, Nhung bắt đầu chú ý tới mẫu mã, hoa văn và cách tạo nên màu men riêng cho sản phẩm gốm Phù Lãng.

Sau hơn 6 tháng làm việc miệt mài, thay sản phẩm gốm gia dụng bằng gốm mỹ nghệ, trang trí nội thất, Nhung đã sáng tạo thành công những chất liệu khác nhau cho gốm Phù Lãng như gỗ, gạch, đá, vải tre, mây trên dòng sản phẩm bình, lọ, tranh, tượng… Hoa văn chủ yếu cũng được Nhung khai thác từ đời sống như lá chuối, lá khoai, lá sen, đu đủ và hình tượng những con vật gần gũi người dân như chó, mèo, cá, gà, trâu, chim, ngựa… Khác với gốm Bát Tràng sử dụng đất sét trắng hay cao lanh làm nguyên liệu chính kết hợp cùng men rạn, ngọc… nét đặc trưng của gốm Nhung Phù Lãng chính là sử dụng đất sét đỏ, kết hợp màu men da lươn dân dã. Những tác phẩm: ý tưởng, Vu quy, Hội làng, Sinh viên, Đồng đội… của Nhung như được thổi thêm sức sống bằng sự kết hợp giữa màu đất đỏ nung, men vàng.

Cũng trong năm 2000, sản phẩm gốm của Vũ Hữu Nhung được đưa ra quảng bá tại triển lãm mỹ thuật toàn quốc và đoạt giải khuyến khích với tác phẩm Đồng đội. Từ 2001 – 2003, thành công liên tiếp đến với Vũ Hữu Nhung: Đó là tháng 11-2001, đoạt giải đặc biệt Hội thi “Nghệ nhân có đôi bàn tay vàng” do Hội đồng Anh tổ chức; danh hiệu “Ngôi sao Việt Nam”, giải thưởng cao nhất của hội thi các nghề truyền thống… Thương hiệu gốm Nhung Phù Lãng được nhiều người biết đến từ đó. Ông Vũ Hải, Chủ tịch UBND xã Phù Lãng, cho hay: “Đúng là làng gốm Phù Lãng tưởng đã mai một. Nhưng may còn có cậu Nhung biết học cái mới để “cứu sống” cho làng.”…

Thành tựu được ghi nhận:

Với bề dày kinh nghiệm, thực tế, học hành bài bản, họa sĩ, nghệ nhân, giảng viên: Vũ Hữu Nhung
Sinh ngày: 03 – 04 – 1975. Tại Phù Lãng – Bắc Ninh đã có nhiều thành tựu được ghi nhận như:
– Tốt nghiệp khoa Điêu khắc, Trường Đại học Mỹ thuật Công nghiệp năm 1999.
– Giảng viên ngành Điêu khắc, Khoa trang trí nội ngoại thất, Trường Đại học Mỹ thuật công nghiệp.
– Đoạt giải khuyến khích triển lãm Mỹ thuật toàn quốc 1996 – 2000.
– Giải đặc biệt trong cuộc thi “Nghệ nhân có đôi bàn tay vàng” do Hội đồng Anh trao tặng tháng 11 – 2001.
– Tháng 12/2001, triển lãm cá nhân tại 29 Hàng Bài, Hà Nội.
– Giải Ba triển lãm điêu khắc toàn quốc lần thứ IV (1993 – 2003)
– Đã đoạt giải khuyến khích triển lãm Mỹ thuật toàn quốc 2000 – 2005.
– Vũ Hữu Nhung được trao danh hiệu “Ngôi sao Việt Nam”, giải thưởng cao nhất của hội thi các ngành nghề truyền thống cả nước và giải “Nghệ nhân có đôi bàn tay vàng” do Quỹ Hỗ trợ Văn hoá Thuỵ Điển – Đan Mạch, Trung tâm Ngôn ngữ Văn minh Pháp và Đại sứ quán Đức tổ chức. Năm 24 tuổi, anh đã có tranh gốm được Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam mua lại để trưng bày…. và rất nhiều các thành tích triển lãm cá nhân, triển lãm nhóm khác.

Nhận xét của người đương thời:

Xem gốm Nhung Phù Lãng, kiến trúc sư Hoàng Đạo Kính nhận xét: “Vũ Hữu Nhung, hậu duệ của những người làm đồ sành Phù Lãng, đã góp phần để đồ sành gia dụng trở thành sành trang trí và có chỗ trong đời sống đương đại. Vũ Hữu Nhung hiểu thấu chất sành, vừa giải phóng khỏi lực quán tính của một chất liệu đã định hình, vừa huy động nó vào những cuộc thể nghiệm mới lạ, tạo cho nó một ngôn ngữ mới, hơn thế nữa, cuộc sống mới”…

Tranh Gốm Làng quê, một kiệt tác phẩm của Gốm Nhung Phù Lãng còn được lưu giữ tại Nghệ Thuật Long Dương

Khát vọng và trải nghiệm từ các bậc đàn anh đi trước, truyền lửa cho Hoạ sĩ, Kiến trúc sư Nguyễn Mạnh Cường khởi nguồn cảm hứng…

Câu chuyện thành công của Gốm Nhung Phù Lãng, đã để lại trong tâm trí của một người là hồn cốt của Kiến trúc sư, Hoạ sĩ Nguyễn Mạnh Cường và anh em Nghệ Thuật Long Dương những trăn trở lớn, được sự khích lệ lớn từ một nhân duyên, với khát vọng đổi mới và vươn lên mạnh mẽ, con đường của Nghệ Thuật Long Dương sẽ gắng phấn đấu để được “lênh đênh” cảm nhận những khó khăn, sự trải nghiệm… ngõ hầu tìm ra “chìa khoá dưới đáy đại dương” về những ý tưởng tốt đẹp được mang lại Khoẻ Vui và nâng tầm Hạnh phúc cho tất cả.

Hoạ sĩ Nguyễn Mạnh Cường, người truyền lửa của Nghệ Thuật Long Dương, ra đời và “lênh đênh”

Một góc của Nghệ Thuật Long Dương, tại Trụ sở chính 15, Hàng Phèn, Phường Hàng Bồ, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội

 

Khởi thảo: Nguyễn Thiên Lương

Edit: Thiên Tộ

Phản biện: Mạnh Cường