Cơ duyên lớn cho Nghệ Thuật Long Dương được biết tới một cư sĩ xuất chúng với tài năng hội hoạ bẩm sinh với chủ đề Phật giáo

LDArt – Thăng Long Hà Nội, ngày 25/6/2023, một cơ duyên vô cùng lớn cho Nghệ Thuật Long Dương được biết tới một cư sĩ xuất chúng về tài năng hội hoạ bẩm sinh với chủ đề phật giáo. Hạnh nguyện của một số anh em người tỉnh Đông, Hải Dương với sứ mệnh và tầm nhìn Tinh Tế Tạo Khoẻ Vui, ngỡ nhân duyên được thực hiện một dự án mang tính chất khác biệt và tính nghệ thuật cao độ, với sứ mệnh và tầm nhìn khác hơn đó là Hội Tụ Lan Toả Tinh Tế. Trụ sở chính ban đầu của Nghệ Thuật Long Dương được duyên chọn tại số 15 phố Hàng Phèn, Phường Hàng Bồ, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội và khánh thành vào ngày 06/06/2023 dương lịch, mục đích chính ban đầu là để bác chủ nhà được chứng kiến Gallery Nghệ Thuật Long Dương như thế nào. Và đúng ngày này, anh em Nghệ Thuật Long Dương vinh dự được tháp tùng bác chủ nhà tới trụ sở của Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Chùa Quán Sứ, nơi mà chúng tôi được biết hơn về một cư sĩ phật giáo xuất chúng với khả năng hội hoạ thiên bẩm, chiêm ngưỡng 02 tác phẩm đặc sắc của cụ hiện còn lưu lại tại chùa, đó là cây đèn Cửu Long treo tại chính điện và bức tranh Tổ Bồ Đề Đạt Ma được an vị trang trọng tại Phòng khách Quốc tế của Trung ương Giáo hội. Người cư sĩ ấy chính là Cụ Đặng Như Lan, người làng Yên Đổ, Bình Lục, Hà Nam; thường trú tại số 09 phố Hàng Phèn, Hà Nội; ông ngoại của bác chủ nhà 15 Hàng Phèn, bác Lại Thị Dung. Cụ cư sĩ Đặng Như Lan cũng được giới thiệu là hộ pháp cho Hoà thượng Tố Liên (1903-1977) với sự nghiệp và đạo hạnh đã đi vào lịch sử Phật giáo Việt Nam với công lao cao cả trong cuộc chấn hưng Phật giáo nước nhà và đưa đạo Phật Việt Nam góp mặt với Phật giáo thế giới; là tấm gương soi sáng cho các thế hệ Tăng Ni, Phật tử cống hiến trọn đời cho Đạo pháp – Dân tộc. Xin kính giới thiệu với quí vị về Cư sĩ xuất chúng cụ Đăng Như Lan và được tiếp tục tìm hiểu. 

 

Bức tranh Phật do cụ cư sĩ Đặng Như Lan cung tiến được an trí trang trọng tại Phòng khách Quốc tế, Trụ sở Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam (Chùa Quán sứ, Hà Nội)

 

Cây đèn Cửu Long hiện mang hình chín con rồng phun nước tắm cho Phật do cụ Đặng Như Lan nghĩ ra, vẽ mẫu và thuê thợ khéo làm rồi cung tiến cho chùa Quán Sứ, đèn được treo trước Tam Bảo của Chùa

 

Cháu ngoại cụ Đặng Như Lan, bác Lại Thị Dung đứng chụp ảnh cạnh bức tranh quý

 

Khoảnh khắc cháu ngoại cụ Đặng Như Lan, bác Lại Thị Dung chiêm bái 

 

Bác Lại Thị Dung và một cư sĩ tại Chùa Quán Sứ (ảnh chụp lưu niệm)

 

Bản sao một bức tranh quý của cư sĩ Đặng Như Lan được treo tại Số 15, Hàng Phèn, phường Hàng Bồ, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội

 

Bản sao một bức tranh quý của cư sĩ Đặng Như Lan được treo tại Số 15, Hàng Phèn, phường Hàng Bồ, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội

 

Bản sao một bức tranh quý của cư sĩ Đặng Như Lan được treo tại Số 15, Hàng Phèn, phường Hàng Bồ, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội

 

Bản sao một bức tranh quý của cư sĩ Đặng Như Lan được treo tại Số 15, Hàng Phèn, phường Hàng Bồ, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội

 

 Bản sao một bức tranh quý của cư sĩ Đặng Như Lan được treo tại Số 15, Hàng Phèn, phường Hàng Bồ, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội

 

Một bài báo của Báo Đại đoàn kết, năm 1993, kể về cụ Đặng Như Lan, cư sĩ tài năng hội hoạ xuất chúng, có nhiều đóng góp cho Phật Giáo, một người không tốt nghiệp một trường mỹ thuật nào, khi đang còn sống có tranh treo ở Bảo tàng Nghệ thuật Quốc gia Pháp, Bảo tàng Louvre (Bảo tàng này chỉ treo tranh của các danh hoạ quá cố; trừ danh hoạ Picasso và Cụ Đăng Như Lan là trường hợp hy hữu)

 

Thay lời muốn nói: 

Chúng tôi mạn phép bác Lại Thị Dung và gia đình bác, phải chăng hạnh nguyện của gia đình bác là muốn tìm hiểu thêm về cuộc đời, sự nghiệp và những đóng góp của cụ cho cuộc đời, đặc biệt là những cống hiến với Phật Giáo. Những tìm hiểu ấy sẽ dần thông qua Giáo hội, các đoàn thể, những người đã từng sống làm việc, những nơi cụ đã đi qua, những tác phẩm cụ đã để lại… những hạnh nguyện ấy cốt chỉ để mang lại những điều tốt đẹp, duyên lành cho tất cả mọi người vì công việc chung, tốt đẹp như cụ đã từng có duyên lành khi được Hoà thượng Tố Liên tin tưởng, có lẽ những cống hiến trọn đời cho Đạo pháp – Dân tộc của cụ sẽ tiếp tục là tấm gương soi cho không chỉ các cư sĩ hậu thế… giúp đời, đẹp đạo mãi trường tồn…

Một số đường link để tham khảo để biết thêm về đóng góp của cư sĩ Đặng Như Lan:

1. Bản kinh Diệu Pháp Liên Hoa – Phẩm Phổ Môn chép trên giấy lớn nhất Việt Nam:

https://phatgiao.org.vn/ban-kinh-dieu-phap-lien-hoa-pham-pho-mon-chep-tren-giay-lon-nhat-viet-nam-d35523.html

2. Cây đèn trí tuệ của Nhà Phật:

https://phatgiao.org.vn/cay-den-tri-tue-cua-nha-phat-d15856.html

3. Bản kinh Diệu Pháp Liên Hoa:

https://quangduc.com/a54284/ban-kinh-dieu-phap-lien-hoa

4. Hoà thượng Thích Tố Liên:

https://vi.wikipedia.org/wiki/Th%C3%ADch_T%E1%BB%91_Li%C3%AAn

 

Khởi thảo: Văn Tinh Tế

Edit: Ngô Thiên Tộ; Mạnh Cường, Việt Thắng